Không ít cặp vợ chồng trẻ gặp phải khó khăn về tài chính do những sai lầm trong quản lý chi tiêu gia đình. Cùng tìm hiểu nguyên nhân chi tiết tại bài viết dưới đây và rút ra bài học kinh nghiệm nhé!
Trong xã hội hiện nay, không ít cặp vợ chồng trẻ đang gặp phải khó khăn về tài chính do những sai lầm trong quản lý chi tiêu gia đình dẫn tới tình trạng cãi vã, thậm chí đổ vỡ trong hôn nhân.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến các gia đình gặp khó khăn tài chính? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây và tự rút bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình nhé!
Nội dung chính
Nguyên nhân khiến nhiều gia đình gặp khó khăn về tài chính
Không có sự đồng thuận vợ chồng trong chi tiêu
Sai lầm phổ biến nhất trong chi tiêu của các cặp vợ chồng là không bàn bạc, thống nhất với nhau về cách quản lý tài chính gia đình, từ đó làm gia tăng bất hòa và hay cãi vã. Tình trạng này thường xuyên xuất hiện trong các cặp vợ chồng trẻ mới cưới.
Chính vì vậy, tốt nhất những cặp đôi chuẩn bị kết hôn hãy ngồi lại với nhau để thảo luận, bàn bạc và thống nhất thu chi cũng như các quản lý tài chính gia đình trước khi chính thức trở thành vợ chồng.

Không có quỹ dự phòng khi rủi ro xảy ra
Không thể phủ nhận, kinh tế khó khăn chính là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng những cãi vã, xung đột trong gia đình. Đặc biệt, khi có rủi ro xảy ra, việc không có quỹ dự phòng sẽ là “giọt nước tràn ly” khiến sự xung đột lên đến đỉnh điểm.
Do đó, các gia đình cần có những khoản tích luỹ an toàn hàng tháng, hàng năm để dự phòng cho những trường hợp rủi ro như ốm đau, đám xá…hay các biến cố bất ngờ xảy ra như thất nghiệp, giảm thu nhập, sửa sang nhà cửa…
Và trong trường hợp này, thay vì căng thẳng và đổ lỗi cho nhau, các thành viên trong gia đình nên ngồi lại để cùng nhau tìm cách gia tăng thu giảm chi sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế mới.
Không minh bạch trong chi tiêu
Đây cũng là sai lầm mà nhiều gia đình gặp phải. Cụ thể, người “tay hòm chìa khóa”, quản lý tài chính gia đình cứ chỉ chi mà không ghi chép và minh bạch rõ ràng các nguồn tiền, tài sản, tài chính gia đình dẫn đến không có sự minh bạch.
Điều này sẽ khiến quản lý tài chính gia đình có thể bị đối phương nghi ngờ. Và chính sự nghi ngờ, không tin tưởng sẽ dẫn đến mâu thuẫn, bất hòa giữa vợ chồng.
Chi tiêu tùy hứng không theo kế hoạch
Không ít người cầm tiền chi tiêu gia đình thường có xu hướng tự mua sắm theo ý mình mà không hỏi ý kiến, bàn bạc với người còn lại. Chính việc chi tiêu tùy hứng sẽ khiến tài chính gia đình dần dần kiệt quệ và thường xuyên xảy ra cãi vã, bất hòa.
Thông thường, việc chi tiêu theo hứng hay là tâm lý chung của một bộ phận lớn trong giới trẻ, nhất là các cặp vợ chồng trẻ đang dành nhiều tiền bạc cho việc hưởng thụ hay các dịch vụ giải trí.
Để ngăn chặn tình trạng này, các chuyên gia khuyên rằng, các cặp vợ chồng chỉ nên dành ra 30% thu nhập của gia đình để sử dụng chi tiêu cho các khoản như quần áo cần thiết, đồ gia dụng, ăn uống…
Lên dự thảo ngân sách dựa trên thu nhập gộp
Thu nhập gộp là thu nhập khi chưa trừ các khoản thuế, bảo hiểm y tế và các khoản khác. Sau khi trừ các khoản này, ta mới có con số chính xác của thu nhập thực tế, và thường sẽ ít hơn nhiều so với thu nhập gộp.
Khi các gia đình lên dự thảo ngân sách chi tiết dựa trên thu nhập gộp, khi chi tiêu thực tế sẽ thấy nguồn ngân sách không đủ và nhanh chóng cạn kiệt.
Bị hấp dẫn bởi chương trình khuyến mãi
Khuyến mãi là chiêu thức thu hút khách hàng của các nhà sản xuất. Nhiều người bị các chương trình khuyến mãi thu hút dẫn đến mua cả những thứ không thực sự cần đến.
Lời khuyên tốt nhất cho các trong trường hợp này là hãy phớt lờ những lời mời chào của những người bán hàng nếu như mặt hàng đó không có trong list những thứ cần mua của gia đình.

Không phân rõ quyền hạn quyết định của các thành viên trong gia đình
Nhiều gia đình không phân rõ quyền hạn quyết định với các khoản, quỹ tài chính gia đình dẫn đến khi có sự khác biệt về quan điểm thì dễ nảy sinh mâu thuẫn.
Cách tốt nhất, hãy trao quyền quyết định cho người giỏi hơn trong các lĩnh vực riêng biệt.
Trường hợp cụ thể, trong một gia đình, nếu chồng giỏi kinh doanh, đầu tư hơn vợ thì ngay từ đầu hãy thống nhất để người chồng là người có quyền quyết định cuối cùng về các khoản kinh doanh, đầu tư của gia đình, nhưng trước khi quyết định phải trao đổi với vợ.
Với những trường hợp thảo luận và cùng thống nhất quan điểm được thì tốt. Nếu trong trường hợp không cùng quan điểm thì người có quyền quyết định cuối cùng sẽ quyết định theo kiến thức, kinh nghiệm, lựa chọn của họ. Khi đó, 2 vợ chồng sẽ có thể vui vẻ thực hiện vì đã thống nhất từ trước.
Có quá nhiều tài khoản
Nếu sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng và tài khoản thanh toán, bạn sẽ dễ bị mất kiểm soát chi tiêu. Các chuyên gia tài chính khuyên mọi người nên đơn giản hóa tất cả các tài khoản của mình.
Lấy ngân sách của mục này để tiêu cho mục khác
Việc lấy ngân sách của mục này để tiêu cho một mục khác sẽ khiến tài chính bị hao hụt và vỡ kế hoạch. Ví dụ, nếu bạn đã dùng hết ngân sách dành cho mua sắm hoặc giải trí trong tháng này thì không nên lấy tiền trong ngân sách dành cho thực phẩm để chi tiêu.
Mẹo giúp quản lý tài chính gia đình tốt hơn
Thẳng thắn thảo luận tiền bạc
Thời kỳ độc thân, bạn có thể chi tiêu những thứ mình muốn, mua những món đồ mình thích. Thế nhưng, khi đã kết hôn thì việc chi tiêu sẽ không phải của riêng bạn nữa.
Bạn nên cùng các thành viên trong gia đình chia sẻ thẳng thắn về các khoản thu chi trong gia đình, phân rõ người chi các hóa đơn hàng tháng, người giữ tiền tiết kiệm, người cầm tiền hàng tháng…
Khi có sự rõ ràng, các thành viên trong gia đình sẽ biết được cách chi tiêu sao cho hợp lý và đều cảm thấy thoải mái và không bị gò bó trong cách quản lý tiền.
Đặt ra mục tiêu tài chính chi tiết và rõ ràng
Bạn hãy lập ra một danh sách chi tiết và rõ ràng những việc cần làm trong tương lai để có động lực tiết kiệm tiền và kế hoạch chi tiêu để tránh lãng phí.

Từ bỏ thói quen mua những món đồ không cần thiết
Việc từ bỏ thói quen mua những món đồ dùng không cần thiết hay những món hàng hiệu đắt tiền mà chỉ sử dụng một vài lần là điều cần thiết để tiết kiệm chi tiêu trong gia đình. Khoản tiền tiết kiệm được từ những thứ nhỏ nhặt này theo thời gian sẽ tích tụ được một khoản kha khá cho bạn dự phòng.
Sử dụng các để quản lý chi tiêu gia đình
Trong thời đại công nghệ 4.0, bạn nên áp dụng các app, phần mềm để quản lý chi tiêu thuận tiện và chính xác. Một số phần mềm quản lý chi tiêu miễn phí để bạn theo dõi cách tiêu tiền của mình mà bạn có thể tham khảo đó là: HomeBudget, Mint.com, Money Lover, Spendee, Sổ tay thu chi Misa… là top những ứng dụng quản lý chi tiêu gia đình đang được rất nhiều người tin dùng.
Những ứng dụng này thực chất là một công cụ thống kê các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn hằng ngày. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện những khoản chi tiêu phát sinh và nằm “chệch” hướng so với mục tiêu để kịp thời điều chỉnh.
Đọc thêm sách về quản lý tài chính gia đình
Nếu bạn vẫn đang mơ hồ trong việc sắp xếp và quản lý tài chính của gia đình thì có thể tham khảo một số cuốn sách về quản lý tài chính để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong chi tiêu gia đình và mẹo hay để bạn có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất.
Một số quyển sách bạn có thể tham khảo đó là: “Mẹo quản lý tài chính sau kết hôn của tác giả E.S Kim & S, H, Park” hay “Cách người Do Thái quản lý tiền và tài sản”, “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân”…
Qua các quyển sách trên, bạn sẽ biết và năm bắt được rõ ràng cách thức quản lý tài chính vô cùng đơn giản cho các cặp vợ chồng son.
Tiết kiệm trong ngắn hạn hoặc dài hạn
Tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, bạn nên đặt ra cho mình đó chính là tạo các tài khoản tiết kiệm dài hạn hoặc ngắn hạn.
Bạn nên dùng những khoản tiết kiệm ngắn hạn cho mục đích chi tiêu khẩn cấp hoặc là phí sinh hoạt hằng ngày. Đối với những khoản dài hạn, bạn có thể dùng cho những kế hoạch lớn hơn như mua xe, mua đất, phí bảo vệ sức khỏe, mua nhà,…
Đầu tư dài hạn
Tìm hiểu một kênh đầu tư dài hạn để làm quỹ nuôi con học đại học, để an dưỡng tuổi già…là điều cần thiết.
Trên đây là những sai lầm thường gặp khiến các gia đình khó khăn tài chính cùng các bí quyết quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả, bạn hãy áp dụng để biết cách quản lý tài chính và giữ lửa “tổ ấm” nhỏ của mình nhé.