Việc quản lý tài chính cá nhân luôn là điều cần thiết trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi người. Nếu bạn không biết quản lý tốt những thứ mình đang có thì hiển nhiên cuộc sống của bạn sẽ dần trở nên vô giá trị.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, hãy tham khảo và áp dụng nhé.
Nội dung chính
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là tất cả những khoản thu chi liên quan đến tiền bạc cho cá nhân và gia đình bao gồm: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư…
Việc quản lý tài chính cá nhân hiểu đơn giản hơn đó là tìm cách để sử dụng số tiền bạn có một cách hiệu quả và đúng đắn nhất.
Tại sao quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết?
Quản lý tài chính cá nhân có tác động trực tiếp đến các khoản chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm cho bản thân và gia đình của bạn. Cụ thể, việc làm này sẽ mang lại một số lợi ích như:
- Để nắm rõ các khoản thu chi.
- Tài chính ổn định hơn.
- Chủ động trong mọi trường hợp.
- Hạn chế và kiểm soát khoản nợ.
- Tăng khối lượng tài sản.
- Mức sống cá nhân được nâng cao.

Cách quản lý tài chính cá nhân theo chuyên gia
Áp dụng các phương pháp và nguyên tắc quản lý tài chính
Các phương pháp
Phương pháp 50/30/20
Phương pháp này có nghĩa bạn nên chia thu nhập của mình thành ba phần như sau:
- 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu: Những khoản chi cố định như tiền điện, nước, xăng xe, ăn uống hoặc thuê nhà…Để có số liệu chính xác, bạn có thể căn cứ vào hoá đơn của những tháng trước.
- 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: Những khoản chi cho mục này bao gồm: mua sắm, chi phí phát sinh, giải trí…
- 20% còn lại cho tích lũy: Đây là khoản tiền mua được sự yên tâm cho bạn và gia đình. Tuy nhiên nếu tình hình tài chính chưa quá ổn định, bạn có thể thử nghiệm từ mốc 10% hoặc 15%, sau đó tăng dần lên.
Với phương pháp này, bạn cũng có thể áp dụng linh hoạt bằng cách giảm bớt chi phí linh hoạt được giảm bớt, tăng phần trăm nhóm tích lũy để phù hợp với tình hình tài chính.

Áp dụng phương pháp 6 cái lọ
Đây là phiên bản chi tiết hơn so với phương pháp 50-30-20. Cụ thể, bạn nên chia số tiền tổng thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau để sử dụng lần lượt cho các mục đích gồm: thiết yếu, tiết kiệm, học hỏi, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện.
Phương pháp này thường dành cho người mới bắt đầu tập quản lý tài chính cá nhân.

Các nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Tổng quát nguồn thu nhập
Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có là việc đầu tiên bạn cần làm để quản lý tài chính cá nhân tốt.
Bạn cần liệt kê càng chi tiết càng tốt bởi điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lí nhất.
Nguyên tắc 2: Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng có nhiều hạn mức, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt nên dễ khiến bạn chi tiêu quá đà và cuốn vào các đợt khuyến mãi khi mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của bạn với các khoản thanh toán trong tháng tiếp theo.
Nguyên tắc 3: Dùng số tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Bạn có thể sử dụng khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp và có tính an toàn cao như: gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…
Nguyên tắc 4: Kiên nhẫn và linh hoạt
Việc quản lý tài chính là một quá trình lâu dài nên rất cần sự tuân thủ và kiên nhẫn. Bên cạnh đó, tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các khoản để phù hợp với mình nhất.
Liệt kê mục tiêu tài chính chi tiết
Bạn hãy liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính dài hạn một cách cụ thể, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Đưa ra các mục tiêu dài hạn như: trả các khoản nợ, mua nhà hoặc nghỉ hưu sớm lên trước tiên.
- Đưa ra các mục tiêu ngắn hạn như: giảm thanh toán, hạn chế sử dụng thẻ tín dụng, giảm chi tiêu.

Lập kế hoạch về cách quản lý tài chính cá nhân
Kế hoạch là điều cần thiết để giúp bạn đạt được mục tiêu như mong muốn trong bất kỳ trường hợp nào, bao gồm việc quản lý tài chính. Kế hoạch nên có mục tiêu, các khoản phải chi và mốc thời gian chi tiết.
Sử dụng công cụ ghi chép và quản lý chi tiêu
Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quản tiếp theo đó là sử dụng các công cụ quản lý chi tiêu. Các công cụ này sẽ giúp bạn biết nắm bắt rõ những nguồn chi tiêu của mình đi về đâu, có thể kiểm soát tốt hơn dòng tiền của mình và từ đó hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn.
Có thể thấy, việc quản lý tài chính là việc mà mỗi cá nhân nên làm từ ngay bây giờ. Với những cách quản lý tài chính cá nhân trên đây, hy vọng sẽ giúp cho bạn có thể quản lý chi tiêu một cách hợp lý và hiệu quả hơn.